Tổng hợp kho thủ thuật

08:40 |

Tổng hợp kho thủ thuật và tài nguyên cho Blogger Blogspot

WP Greet Box icon
Welcome Googler! If you find this page useful, you might want tosubscribe to the RSS feed for updates on this topic.
Khá nhiều bạn mail cho mình hỏi về các thủ thuật liên quan tới Blogspot, nhưng không có thời gian nên khó có thể trả lời hết được. Vì thế mình muốn tổng kết các Kho thủ thuật và tài nguyên cho Blogspot rất hữu ích mà mình biết. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn blogspot blogger. Bạn sẽ không thế tìm thấy bài tổng hợp nào “ngon” như bài này.

Kho thủ thuật

Minh Mèo Blog
Một vài thủ thuật blogspot do Minh Mèo Blog viết theo yêu cầu bạn đọc.
Vnblognet
Khá nhiều thủ thuật blogspot và thủ thuật kiếm tiềm cơ bản do tác giả Đình Chính – một khách thường xuyên của Minh Mèo Blog. Vnblognet tổng hợp nhiều thủ thuật rất cơ bản và hữu ích cho người mới bắt đầu viết blog trên nền blogspot
Fandung Blog
Đây là một kho thủ thật rất phong phú từ cơ bản tới nâng cao do tác giả FanDung và các cộng sự viết. Ngoài ra, FanDung còn có mục để người đọc yêu cầu thủ thuật rất hữu ích. Bạn có thể yêu cầu FanDung giúp đỡ những vấn đề bạn không biết về Blogspot hoàn toàn miễn phí.
Blogknowhow
Chuyên thủ thuật blogspot, đặc biệt vấn đề liên quan SEO. Bạn sẽ thấy đây là một địa chỉ không thể thiếu khi học Seo cho blogspot.
Allblogtools
Một blog lớn chuyên tổng hợp thủ thuật blogspot. Không thể bỏ qua!

Kho tài nguyên

Deluxetemplates
Địa chỉ tìm kiếm templates lớn nhất dành cho Blogspot mà bạn bắt buộc phải biết.
Dantearaujo
Dantearaujo – cao thủ thiết kế templates cho Blogspot. Bạn sẽ tìm thấy nhiều templates miễn phí nhưng không khác gì Premium tại đây.
Simplexdesign
Trang này của blogger Việt Nam, chia sẻ nhiều templates đẹp do chính cậu ta thiết kế
Postable
Chuyển đổi code sao cho thân thiệt với Blogspot.
Widgetsforfree
Tổng hợp Widget hữu ích cho Blogspot
Còn rất nhiều, nhưng trên đây là những địa chỉ tiêu biểu mà một blogger Blogspot cần biết. Nếu bạn biết nguồn nào hữu ích, hãy chia sẻ với mọi người nhé.
Read more…

Cầu nguyện bằng "Hát Kinh"

08:25 |


Chủ nhật, ngày 19 tháng tám năm 2012
Thông thường chúng ta thường đọc Kinh, chứ ít khi nói tới việc hát Kinh phải không!
Bạn biết đấy, đọc kinh cầu nguyện là điều không thể thiếu đối với mỗi người Công Giáo chúng ta; Đa phần chúng ta đều cầu nguyện bằng cách "đọc", vậy tại sao chúng ta không thử "hát" xem sao nhĩ!...Thánh Augustinô đã từng nói: "Hát hay là hai lần cầu nguyện". Có thế bạn không hát hay, nhưng khi bạn hát để cầu nguyện thì bạn sẽ thấy tâm hồn bạn sốt sắng lạ lùng lắm!

Dưới đây là một số kinh quen thuộc đã được phổ thành nhạc. Chúc các bạn gặp được Chúa qua những bài Thánh Ca cầu nguyện này
Read more…

Giới trẻ Giáo Phận Vinh hướng về đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 10 tại Lạng Sơn – Cao Bằng

08:24 |


Thứ năm - 11/10/2012 21:52 Đã xem: 138
GXTNO-Chào mừng đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ 10 tại Giáo phận Cao Bằng - Lạng Sơn từ 25 - 26/ 10/ 2012
Một cảnh trong đêm tập đầu tiên
Một cảnh trong đêm tập đầu tiên

Hướng về đại hội giới trẻ lần này, Giáo tỉnh Hà Nội đã giao trách nhiệm chính cho Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng đăng cai chủ trì. Theo chương trình của ban tổ chức Đại hội cho biết : Đại hội được diễn ra vào các ngày 25 và 26/ 10/ 2012. Và 19h15 ngày 25/ 10 sẽ có tổ chức Đêm diễn nguyện chào mừng Đại Hội. Các tiết mục văn nghệ biểu diễn do 10 giáo phận trong giáo tỉnh đã phân công, dàn dựng và một số tiết mục của khách mời.
 
Riêng đoàn diễn viên ca-múa-kịch của giới trẻ giáo phận Vinh được tuyển chọn từ một số các giáo xứ tại Hà Tĩnh. Riêng giáo xứ Trung Nghĩa vinh dự được Bề trên chọn làm hạt nhân và chịu trách nhiệm một vở kịch ngắn được 
phổ theo làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh, đặc sản của quê nhà. Đoàn đã được cha Phao-lô Nguyễn Đức Vĩnh, quản xứ Trung nghĩa cho phép về tập tại xứ từ ngày 10/ 10 đến  22/ 10/ 2012.
 
Đạo diễn do Sơ Ánh Hồng đại diện ban văn nghệ giáo phận cùng với ban hạt Văn Hạnh, HĐMV xứ, ban giới trẻ xứ Trung Nghĩa và đã tuyển được 20 diễn viên nam xuất sắc trong 4 giáo họ : Trị sở, Kim Đôi, Trung Cự và Xuân Hải. Chỉ sau 2 ngày đoàn đã có đầy đủ diễn viên ca-múa-kịch và đã khởi động. Bước đầu cho thấy mọi sự đang diễn ra hết sức tốt đẹp.
 
Hy vọng đoàn ca-múa-kịch của giới trẻ giáo phận Vinh sẽ gặt hái được những thành công trên nhiều phương diện trong kỳ đại hội này.

QUÝ CHA, QUÝ SƠ VÀ QUÝ HAN ĐIỀU HÀNH HẠT VÀ XỨ



Read more…

Khai mạc năm Đức Tin Tại giáo hạt Bảo Nham, Nghệ An

08:23 |



Tại giáo hạt Bảo Nham, Nghệ An
Thánh lễ khai mạc năm Đức Tin của giáo hạt Bảo Nham diễn ra tại nhà thờ Hội Yên, là nơi đang chầu lượt thay giáo phận. Hôm nay hết thảy các cha trong giáo hạt, nhiều tu sỹ nam nữ, các thầy giáo lý, các vị trong các đoàn đại biểu của 12 giáo xứ thuộc hạt Bảo Nham, đông đảo giáo dân từ các giáo xứ trong và ngoài giáo hạt quy tụ về giáo xứ mẹ Hội Yên để khai mạc năm Đức tin.

Trước thánh lễ, mọi người được nghe bản Tự Sắc Porta Fidei của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và sau đó đã cầm nến cháy sáng trong tay để lặp lại lời hứa và tuyên xưng đức tin khi chịu phép rửa tội. Sau nghi thức tuyên xưng đức tin là thánh lễ và kết thúc là giờ chầu thánh thể. Mặc dầu thời gian thánh lễ khai mạc năm Đức tin dài, nhưng mọi người đã tham dự một cách tích cực sốt sắng.

>> Xem hình ảnh
Khan
Read more…

Thư mục vụ của Đức GM GP về Năm Đức Tin

08:22 |


Xã Đoài, ngày 1-10-2012
Số 10/12 TMV - TGM

Thư mục vụ về Năm Đức Tin
Kính gửi quý cha, quý chủng sinh, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em,
1. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày 11 tháng 10 năm 2012 và bế mạc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 50 năm khai mở Công đồng chung Vaticanô II và 20 năm công bố sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo.
Đây là một cơ hội thuận lợi để chúng ta đào sâu ý nghĩa Đức Tin, cố gắng sống niềm tin trong đời thường và tìm những cách thế mới để biểu lộ niềm tin đó trong thời đại mới. Đức Thánh Cha ước mong rằng “năm nay sẽ khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin viên mãn, với một xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng”[1].
Trong định hướng đó và theo sự hướng dẫn của Bộ Giáo lý Đức tin, mọi thành phần Dân Chúa tại giáo phận Vinh được mời gọi học hỏi Đức Tin và “dấn thân một cách thuyết phục hơn nữa cho công cuộc Tân Phúc Âm hóa để tái khám phá niềm vui làm Kitô hữu và tìm lại niềm hăng say thông truyền Đức Tin” [2] cho đồng bào chúng ta.
I. Tìm hiểu và học hỏi sâu hơn kho tàng Đức Tin
2. Đức Tin vừa là hồng ân của Thiên Chúa (x. Mt 16,17) vừa là hành động tự do của con người để đáp trả hồng ân cao quý đó (x. GLCG số 153). Đức tin mở đường cho ta hiểu biết đúng về ý nghĩa cuộc đời mình, về thế giới và về con người. “Cánh cửa Đức Tin dẫn chúng ta vào đời sống kết hiệp với Thiên Chúa, đồng thời mở ra con đường bước vào Giáo Hội (…). Chúng ta có thể bước qua ngưỡng cửa đó khi Lời Chúa được loan báo và tâm hồn chúng ta chấp nhận để được ân sủng biến đổi. Bước qua cánh cửa đó sẽ kéo theo hành trình dấn thân trong suốt cuộc đời”(Tự Sắc Porta Fidei, số 1).
Quả thế, để có một Đức Tin sống động, chúng ta cần sự trợ giúp của ân sủng và tác động của Chúa Thánh Thần (x. Cv 16,14). Nhưng đồng thời chúng ta phải không ngừng khát khao tìm kiếm và học hỏi những chân lý do Thiên Chúa mạc khải trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Giáo Hội không bao giờ sợ chứng minh rằng Đức Tin không mâu thuẫn với lý trí và khoa học chân chính. Bản thân lý trí con người vốn đòi hỏi về điều có giá trị vững bền và trường cửu. Thánh Augustinô, một người không ngừng tìm kiếm chân lý đức tin, đã tóm tắt tương quan giữa Đức Tin và lý trí trong công thức: “Tin để hiểu và hiểu để tin” hay“nhờ tin tưởng mà được củng cố[3]. Người Á Đông chúng ta có một cách diễn tả tương tự khi nói: “Vô tri bất mộ - không biết thì không yêu mến”. Đúng thế, tin giúp ta hiểu biết và ngược lại hiểu biết giúp ta tin và yêu mến Thiên Chúa. Đức Tin của chúng ta cần phải được nuôi dưỡng và phát triển nhờ những cố gắng học hỏi và tìm kiếm liên lỉ của bản thân.
3. Chính vì thế, trong Năm Đức Tin, mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận được mời gọi chăm chú cử hành Đức Tin trong phụng vụ, nhất là Bí tích Thánh Thể. Tôi mời gọi tất cả các linh mục, chủng sinh, tu sĩ và giáo dân chăm chú học hỏi các văn kiện của Công đồng Vatican II và Giáo lý Hội Thánh Công giáo. Đây là hai nguồn tài liệu quan trọng, phong phú và chính thống của Giáo Hội như chiếc la bàn đáng tin cậy cho việc thực hiện cuộc canh tân đời sống kitô hữu trong giáo phận chúng ta.
Các giáo xứ cần tổ chức những buổi học hỏi Giáo lý Hội Thánh Công giáo và phổ biến tài liệu quý báu này cho mọi người, đặc biệt cho giới trẻ và cho những ai đang đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời, để họ nhận ra vẻ đẹp của Đức Tin Kitô giáo.
Trong Năm Đức Tin, giáo phận sẽ ưu tiên nâng cao trình độ của các giáo lý viên. Các khóa tập huấn cho giáo lý viên đã bắt đầu sẽ được tiếp nối và kiện toàn, với nhân sự và quyết tâm mới. Rất mong các giáo hạt và các giáo xứ tích cực cộng tác với Ban Giáo lý và Đức tin của giáo phận để hoàn thành công tác này.
II. Thực hành và loan báo Đức Tin
4. Năm Đức Tin cũng sẽ là cơ hội tốt để sống và biểu lộ niềm tin qua việc thực thi bái ái - xã hội. Bởi vì, “Đức Tin không có Đức Mến sẽ chẳng sinh hoa kết trái, còn Đức Mến không có Đức Tin sẽ chỉ là một tình cảm luôn phó mặc cho ngờ vực. Đức Tin và Đức Mến cần hỗ tương nhau, đến độ cái này sẽ giúp cái kia thực hiện con đường của mình” (Tự Sắc Porta Fidei, số 14). Chính Đức Tin được năng động hóa bởi đức ái sẽ giúp chúng ta thực hiện công cuộc Tân Phúc Âm hóa tại mảnh đất quê hương này với năng động mới, phương pháp mới, ngôn ngữ mới và cách diễn tả phù hợp hơn.
Như thế, Đức Tin không chỉ dừng lại ở việc tuyên xưng nơi đầu môi chót lưỡi hay giới hạn ở nhà thờ, mà cần thể hiện trong đời thường và đi vào mọi lãnh vực của cuộc sống. Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có lý khi khẳng định rằng:“Nếu một đức tin chưa trở thành (đời sống) văn hóa, thì đức tin đó chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự được suy tư và chưa được sống cách chân thành”.
5. Sống trong môi trường xã hội Việt Nam hôm nay, một xã hội đầy bất công, bất trắc, bất an và bất ổn, người Công giáo Vinh phải là những chứng nhân không những về đời sống tâm linh, mà còn về những đức tính nhân bản như ngay thẳng, thật thà, hiền lành, trong sạch và trung tín. Chúng ta phải là những người đi đầu trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường, tôn trọng lợi ích chung và giữ luật giao thông tốt hơn. Hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi trở thành những người có khả năng đối thoại với anh chị em không tôn giáo và khác tôn giáo; quảng đại phục vụ và giúp đỡ những người nghèo khổ, bị bỏ rơi, v.v...
III. Kết luận
6. Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI mời gọi tất cả các Kitô trên thế giới “phải lên đường để đưa con người ra khỏi sa mạc, đến nơi có sự sống, đạt tới tình bằng hữu với Con Thiên Chúa, đến gấn Đấng ban sự sống cho chúng ta” (Tự Sắc Porta Fidei, số 2).
Thể theo lời mời gọi của Đức Thánh cha, tất cả các giáo hạt trong giáo phận Vinh sẽ long trọng tổ chức lễ khai mạc Năm Đức Tin vào Chúa nhật 14.10.2012. Ước mong mọi cố gắng và sáng kiến dành cho Năm Đức Tin sẽ giúp chúng ta tái khám phá nội dung Đức Tin được tuyên xưng và mạnh dạn đưa ra các sáng kiến mới để canh tân đời sống, cũng như để biểu lộ và cử hành niềm tin trong môi trường xã hội.
Nhờ lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng được tuyên xưng là người “có phúc vì đã tin” (Lc 1,45), cùng với  “Sáu Ông Phúc Lộc”, những chứng nhân kiên cường của Đức Tin: thánh Lê Tùy, thánh Borie Cao, thánh Vũ Đăng Khoa, thánh Nguyễn Thời Điểm, thánh Nguyễn Khắc Tự, thánh Hoàng Khanh, xin Thiên Chúa chúc lành cho giáo phận Vinh chúng ta luôn trung kiên với Đức Tin của mình, bất chấp mọi gian nan, thử thách.                                                                   

+ Phaolô Nguyễn Thái Hợp
 Giám mục giáo phận Vinh

[1] ĐGH Biển Đức XVI, Tự sắc Porta Fidei, số 9.
[2] ĐGM Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Thư Mục Vụ, số 2/12.
[3] Augustinô, De utilitate credendi, 1,2.
Read more…

Những câu châm ngôn Công giáo hay

16:59 |


Châm ngôn của Thánh Augustin:

"Hãy yêu mến Thiên Chúa, rồi hãy làm mọi sự bạn muốn" 
"Cùng những đau thương nhưng có kẻ nhờ chúng mà lên Thiên đàng, lại có kẻ vì chúng mà sa hỏa ngục"
"Nếu bạn không bỏ cầu nguyện, thì hãy biết chắc rằng Chúa sẽ không thôi thương xót bạn"

Châm ngôn của Thánh Têrêsa Avila

"Chỉ một lần không chữa mình khi bị quở trách thì có ích hơn là nghe 10 bài đại giảng"
"Kẻ bỏ nguyện gẫm tự quăng mình vào hỏa ngục mà không cần ma quỷ phụ giúp "
"Mọi sự ta đã làm đều không là gì so với một giọt máu Chúa Ki-tô đã đổ ra vì ta "

Châm ngôn của Thánh Têrasa Calcutta

"Hãy làm mọi việc bình thường với trái tim phi thường"

Giới trẻ Lộc Thủy sẽ tiếp tục cập nhật thêm
Read more…

Thần học kể Truyện (chuyện)

16:17 |



THẦN HỌC KỂ TRUYỆN ( NARRATIVE THEOLOGY )
I. BỐI CẢNH
  1. Động Cơ
    • Sau Công Đồng Vatican II, khoa Thần Học của Giáo Hội tiếp tục phát triển với hướng đi mới. Thần Học Giải Phóng ( Liberal Theology ) nảy sinh tại Nam Mỹ với chủ trương giải phóng con người qua guồng máy xã hội ( kinh tế, chính trị… ). Khoa này đã bị Toà Thánh, đặc biệt Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đả kích vì đi sai đường hướng chung của Hội Thánh.
    • Một khoa khác, hậu Thần Học Giải Phóng đã được phát triển bởi giới nghiên cứu Thánh Kinh. Khoa này được các nhà Thần Học tại Bắc Mỹ gọi là Narrative Theology ( Thần Học Kể Truyện ) và đã lan dần sang Âu Châu.
  1. Nguồn Gốc
    • Thần Học Kể Truyện được bắt đầu với hai nhà Thần Học của đại học Yale Divinity School, tiến sĩ George Lindbeck và tiến sĩ Hans Wilhelm Frei vào thập niên 70 và 80.
    • Ông George Lindbeck là một Mục Sư Lutheran, đã từng được Toà Thánh mời làm dự thính viên trong các phiên họp tại Công Đồng Vatican II, vì vậy khoa THKT của ông hơi có nhiều nét ảnh hưởng Công Giáo.
II. ĐỊNH NGHĨA
  1. Thần Học Kể Truyện là gì ?
    • Thần Học Kể Truyện đối nghịch với Thần Học Giải Phóng ở chỗ nó mang nét cộng đoàn thay vì chỉ chú tâm đến cá nhân ( “cogito ergo sum” ).
    • Thần Học Kể Truyện chú trọng vào nhân tính ( personhood ) và duy lý ( rationality ) của đời sống cộng đoàn và truyền thống.
    • Thần Học Kể Truyện chú giải và tìm hiểu Kinh Thánh theo lối suy tư về các mẩu truyện hoặc dụ ngôn, chứ không theo cách tường thuật của lối sử học.
  1. Tại sao nên sử dụng Thần Học Kể Truyện ?
    • Ngoài tranh ảnh và kiến trúc, “văn hóa” con người được phổ biến, phát triển và tồn tại bằng cách sử dụng ngôn ngữ loài người.
    • Ngôn ngữ diễn tả các biến cố và nhân vật qua cách tường thuật hoặc kể truyện.
    • Đa số những gì các tác giả Kinh Thánh chép lại, đều là các mẩu truyện ngắn.
    • Khi đi rao giảng Tin Mừng, chính Đức Giêsu cũng kể các truyện ngắn bằng cách dùng dụ ngôn với những hình ảnh minh họa rất sinh động mà lại bình dân, gần gũi với cuộc sống con người.
III. ÁP DỤNG:
Khi áp dụng vào Sư Phạm Giáo Lý, cần chú trọng vào 5 yếu tố sau đây:
1. Cảm nhận bằng một tương quan thân tình với Chúa Giêsu:
Gặp gỡ Chúa Giêsu qua trí tưởng tượng, hình dung, hư cấu, nhập vai và nhất là qua cảm nhận sâu xa khi đọc rồi kể lại các truyện trong Tân Ước. Đừng để lý lẽ làm chủ mình khi suy niệm về nội dung câu truyện.
2. Liên đới tới cuộc sống của chính mình:
Cần liên hệ các cảm nghiệm của Thánh Kinh từ câu truyện về Chúa Giêsu với những kinh nghiệm đã từng trải qua trong cuộc sống của chính mình.

3. Áp dụng cho đời mình:
Tiếp nối với sự liên đới trên, là áp dụng cho chính cuộc sống của bản thân.
Sau khi đã nhận định được bài học Chúa Giêsu muốn dành cho mình, cần bắt đầu thực hành cụ thể ngay trong cuộc sống hằng ngày.
4. Nhắm vào tính cộng đồng:
Khi nghe kể hoặc khi đọc các dụ ngôn, các mẩu truyện Kinh Thánh Tân Ước, chú ý xem tiếng kêu của những ai trong xã hội được vang lên ? Thí dụ lời than vãn của bà goá, của người phong cùi, của dân ngoại v.v…
5. Hiệp nhất giữa sự khách quan và chủ quan
Muốn hiểu những mạc khải Thánh Kinh cách khách quan, cần có được sự liên hệ cảm nhận với những kinh nghiệm cuộc sống của chính mình hôm nay một cách chủ quan.
Thí dụ: Bài “Chúa Giêsu chịu phép rửa”
Mục Tiêu: Khám phá những điểm giống nhau và khác nhau giữa các lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả và của Chúa Giêsu.
Định Giá: Các em dùng trí tưởng tượng để soạn thành một mẩu truyện ngắn, diễn tả cuộc đối thoại giữa Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu vào buổi tối trước ngày Ngài đến xin chịu phép rửa. Mẩu truyện được kể sẽ bao gồm những nét khác biệt cũng như tương đồng về Giáo Lý rao giảng của hai người.
Phân tích các điểm:
      • Biến cố chịu phép rửa là khởi điểm của hành trình rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu
      • Lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả có sự khác biệt và cũng có sự tương đồng với lời giảng của Chúa Giêsu như thế nào ?
      • Tìm hiểu con người của Chúa Giêsu và ông Gioan Tẩy Giả
Sinh hoạt:
Viết truyện ngắn về một người nào đó mà các em hâm mộ vì người đó đã tự khám phá chính mình và trở nên thành công.
Dựa vào những gì đã học hỏi được ở trên, soạn một truyện ngắn, diễn tả cuộc đàm thoại của Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả vào buổi tối trước ngày Chúa chịu phép rửa.
      1. TÓM LƯỢC:
Thần Học Kể Truyện:
Qua các mẩu truyện trong các sách Tin Mừng về Chúa Giêsu, người nghe kể truyện được mời gọi suy tư những chân lý của Ngài, từ đó dẫn tới việc khám phá và cảm nhận toàn vẹn về nhân tính của Chúa Kitô.
Khoa này rất thích hợp với nền văn hoá và ngôn ngữ phổ thông trong cuộc sống, đơn sơ giản dị... nên nếu dùng cho các chương trình Giáo Lý từ trẻ em đến người lớn, sẽ đạt được hiệu quả sâu xa.
Tài Liệu Tham Khảo:
  • Wikipedia, “Narrative Theology”
  • Mark DeVine, theologyprof.com, “Narrative Preaching: Promise and Pitfalls”
  • Aidan Nichols, Liturgical Press, “The Shape of Catholic Theology”
  • Louis A. Delfra, Catholic Education March 2005, “Narrative theology in the high school classroom: teaching theology through literature”.
Read more…