Home
»
SN Lễ Chúa Nhật
»
Suy niệm Lời Chúa
»
Lời Chúa và các bài suy niệm Chúa nhật I Mùa Vọng năm A
Lời Chúa và các bài suy niệm Chúa nhật I Mùa Vọng năm A
Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013
Một năm phụng vụ mới bắt đầu. Năm nay (A), chúng ta sẽ đọc mỗi Chúa nhật một đoạn Tin Mừng theo Thánh Matthêu. (Năm B là năm Tin Mừng Maccô, và năm C là năm Tin Mừng Luca). Quả thế, thời ông Noê thế nào, thì ngày quang lâm Con Người cũng sẽ như vậy
Lời Chúa và các bài suy niệm Chúa nhật I Mùa Vọng năm A
BÀI ĐỌC I: Is 2, 1-5
"Thiên Chúa quy tụ các dân tộc trong nước Người, để hưởng bình an đời đời".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Điềm Isaia con trai của Amos đã thấy về Giuđa và Giêru-salem. Điềm sẽ xảy ra trong những ngày sau hết, là núi của nhà Chúa được xây đắp trên đỉnh các núi, và núi ấy sẽ cao hơn các đồi, và các dân nước sẽ đổ về đó. Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: "Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Chúa và lên nhà Thiên Chúa? của Giacóp. Người sẽ dạy chúng ta đường lối của Người, và chúng ta sẽ đi theo ý định của Người"; vì luật pháp sẽ ban ra từ Sion, và lời Chúa sẽ phát ra từ Giêrusalem. Người sẽ xét xử các dân ngoại và khiển trách nhiều dân tộc. Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta cũng sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa. Hỡi nhà Giacóp, hãy đến, và chúng ta hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5. 6-7. 8-9
Đáp: Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa".
Xướng: 1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi.
2) Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên.
3) Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Đavít.
4) Hãy nguyện cầu cho Giêrusalem được thanh bình, nguyện cho những kẻ yêu mến ngươi được an ninh. Nguyện cho trong thành luỹ được bình an, và trong các lâu đài của ngươi yên ổn.
5) Vì anh em và bằng hữu của tôi, tôi nguyện chúc: bình an cho ngươi! Vì nhà Chúa là Thiên Chúa chúng ta, tôi khẩn cầu cho ngươi những điều thiện hảo.
BÀI ĐỌC II: Rm 13, 11-14
"Phần rỗi chúng ta gần đến".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy. Vì giờ đây, phần rỗi chúng ta gần đến, hơn lúc chúng ta mới tin đạo. Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Chúng ta hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Chúng ta hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn những dục vọng xác thịt. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Tv 84, 8
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 24, 37-44
"Hãy tỉnh thức để sẵn sàng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Trong thời ông Noe xảy ra thế nào, thì lúc Con Người đến cũng như vậy. Cũng như trong những ngày trước đại hồng thuỷ, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng thuỷ đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy. Khi ấy sẽ có hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi. Và có hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, còn người kia bị bỏ rơi. Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến. "Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch khoét vách nhà mình. Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến". Đó là lời Chúa.
"Thiên Chúa quy tụ các dân tộc trong nước Người, để hưởng bình an đời đời".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Điềm Isaia con trai của Amos đã thấy về Giuđa và Giêru-salem. Điềm sẽ xảy ra trong những ngày sau hết, là núi của nhà Chúa được xây đắp trên đỉnh các núi, và núi ấy sẽ cao hơn các đồi, và các dân nước sẽ đổ về đó. Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: "Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Chúa và lên nhà Thiên Chúa? của Giacóp. Người sẽ dạy chúng ta đường lối của Người, và chúng ta sẽ đi theo ý định của Người"; vì luật pháp sẽ ban ra từ Sion, và lời Chúa sẽ phát ra từ Giêrusalem. Người sẽ xét xử các dân ngoại và khiển trách nhiều dân tộc. Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta cũng sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa. Hỡi nhà Giacóp, hãy đến, và chúng ta hãy bước đi trong ánh sáng của Chúa. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5. 6-7. 8-9
Đáp: Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa".
Xướng: 1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi.
2) Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên.
3) Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Đavít.
4) Hãy nguyện cầu cho Giêrusalem được thanh bình, nguyện cho những kẻ yêu mến ngươi được an ninh. Nguyện cho trong thành luỹ được bình an, và trong các lâu đài của ngươi yên ổn.
5) Vì anh em và bằng hữu của tôi, tôi nguyện chúc: bình an cho ngươi! Vì nhà Chúa là Thiên Chúa chúng ta, tôi khẩn cầu cho ngươi những điều thiện hảo.
BÀI ĐỌC II: Rm 13, 11-14
"Phần rỗi chúng ta gần đến".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, biết rằng thời này là lúc chúng ta phải thức dậy. Vì giờ đây, phần rỗi chúng ta gần đến, hơn lúc chúng ta mới tin đạo. Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Chúng ta hãy từ bỏ những hành vi ám muội và mang khí giới ánh sáng. Chúng ta hãy đi đứng đàng hoàng như giữa ban ngày, không ăn uống say sưa, không chơi bời dâm đãng, không tranh chấp ganh tị. Nhưng hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và chớ lo lắng thoả mãn những dục vọng xác thịt. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Tv 84, 8
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 24, 37-44
"Hãy tỉnh thức để sẵn sàng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Trong thời ông Noe xảy ra thế nào, thì lúc Con Người đến cũng như vậy. Cũng như trong những ngày trước đại hồng thuỷ, người ta ăn uống, dựng vợ gả chồng, mãi đến chính ngày ông Noe vào tàu mà người ta cũng không ngờ, thình lình đại hồng thuỷ đến và cuốn đi tất cả, thì khi Con Người đến, cũng sẽ xảy ra như vậy. Khi ấy sẽ có hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, một người được tiếp nhận, một người bị bỏ rơi. Và có hai người đàn bà đang xay bột, một người được tiếp nhận, còn người kia bị bỏ rơi. Vậy hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến. "Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch khoét vách nhà mình. Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến". Đó là lời Chúa.
Ủy Ban Kinh Thánh – HĐGMVN
Đức Giêsu đã đến xưa kia, sẽ đến vào ngày Quang Lâm và vẫn đang đến mỗi ngày. Cần biết đón tiếp Người đến dưới bất cứ dạng nào. Năm Phụng vụ mới lại bắt đầu bằng Mùa Vọng với tâm tình chuẩn bị, đón chờ ngày Chúa đến: Chúa đến trong ngày lễ Giáng Sinh sắp tới, nhưng căn bản là ngày Chúa quang lâm: Chúa sẽ trở lại trong vinh quang vào ngày thế tận, như lời tuyên xưng hằng ngày trong Thánh lễ: Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến.
1. Israel mong chờ Đấng Thiên Sai (Messia)
Do-Thái, dân tuyển chọn, lúc ấy đang sống trong thời kỳ bi thảm về chính trị, xã hội lẫn tôn giáo. Phương Bắc đã hoàn toàn bị đế quốc Assyri tiêu diệt (721), Phương Nam, tức đất nước Giuđa, sống dưới sức ép của đế quốc Babylone đang hăm he thôn tính. Xã hội đầy những bất công, áp bức và chèn ép: người giàu cứ phè phỡn hưởng thụ trong khi dân nghèo bị bỏ rơi và khốn khổ. Tôn giáo lỏng lẻo, pha trộn, vụ hình thức. Chính trong thời buổi nhiễu nhương và thất vọng ấy, sấm ngôn Nathan (2S 7,14) về việc Thiên Chúa hứa sẽ bảo đảm cho vương triều Đavít được miên trường khơi dậy trong lòng người nỗi mong chờ một vị Thiên Sai thuộc dòng tộc Đavít xuất hiện để giải cứu và phục hưng đất nước. Ngôn sứ Isaia cổ võ thêm cho sự mong chờ ấy bằng lời sấm đầy tràn hy vọng về đấng Emmanuel: “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, đặt tên là Emmanuel” (Is 7,14). Vị ngôn sứ còn loan báo một cuộc hành hương vĩ đại vào thời thiên sai: mọi dân nước trên mặt đất sẽ tiến về Giêrusalem, tập trung quanh Israel, để nhận biết và phụng thờ Giavê (Is 2,2-5; x. Mk 4,1-5). Niềm hy vọng vội tan biến khi Israel bị Babylone xâm lăng và bị lưu đày (587). Nếu trước đây Thiên Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai-Cập, giờ đây Người lại giải thoát họ khỏi cảnh lưu đày để họ được hồi hương tái thiết Đền Thờ và đất nước. Một lần nữa, hy vọng lại dâng cao với sự mong chờ vị Thiên Sai Ngôn sứ mà trước đây Môsê đã từng loan báo (Đnl 18,18). Đấng Thiên Sai Ngôn sứ này là người Tôi trung của Giavê mà Isaia II đã phác hoạ là người được Thiên Chúa tuyển chọn và ban tràn đầy Thần Khí, sẽ phải chịu nhiều đau khổ và chịu chết để cứu độ dân Người. Hy vọng và mong chờ vẫn kéo dài cho đến lúc người ta lại chuyển sang việc mong đợi Con Người, một nhân vật thiên quốc mà Daniel mô tả là Đấng ngồi bên hữu Thiên Chúa, được Thiên Chúa trao cho toàn quyền chung thẩm nhân loại (Dn 7,13-14). Trong từng giai đoạn, Israel lại mong chờ vị Thiên Sai cứu tinh. Niềm hy vọng mong chờ đó đã nâng đỡ dân trong suốt thời kỳ đầy thảm hoạ. Sống là hy vọng và mong chờ. Suốt thời kỳ đầu của Giáo Hội tiên khởi, giữa trăm chiều thử thách, các tín hữu hằng mong chờ ngày Chúa trở lại và tha thiết kêu xin: Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!
2. Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai đã đến hoàn tất niềm mong đợi Cựu Ước
Giữa lúc nhân loại đang chìm sâu trong đêm tối của lầm lạc và tội lỗi, khát mong ơn cứu độ. Khi Israel đang mòn mỏi mong chờ vị Thiên sai đến giải thoát. Một vì sao sáng xé ngang màn đêm. Ánh sáng xuất hiện. Thiên Chúa đã nhập thể đến giữa loài người, mang tên gọi Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta (Mt 1,23). Loài người khát khao cứu độ, nhưng nhận biết mình hoàn toàn bất lực, chỉ còn biết trông đợi ở Chúa. Con người không thể lên được với Thiên Chúa thì Thiên Chúa lại xuống với con người. Thánh Gioan viết: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Người Con một ấy chính là Ngôi Lời vĩnh cữu đã trở nên người phàm (Ga 1,1.14), sinh bởi một người nữ và sống dưới Lề Luật để cứu những ai đang sống dưới Lề Luật, hầu cho họ được ơn làm nghĩa tử (Gl 4,4-5). Đó là lần thứ nhất Thiên Chúa xuống trong lịch sử mà ta vui mừng tưởng niệm trong ngày lễ Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh sắp đến, hãy chuẩn bị tâm hồn để đón nhận Chúa đến với ta, mang niềm vui, an bình và cứu độ.
3. Hướng về ngày Quang Lâm
Tưởng niệm không phải chỉ là một hoài niệm quá khứ, nhưng căn bản là hiện tại hoá việc Chúa đến hôm nay trong mỗi giây phút cuộc sống và nhất là hướng lòng về ngày Chúa quang lâm khi niên cùng nguyệt tận để phán xét toàn nhân loại. Lúc ấy Người sẽ phân định sự sống đời đời cho những người lành và án phạt muôn đời cho những kẻ dữ là những ai khi sống nơi dương thế đã chối từ Thiên Chúa để đặt mình dưới quyền thống trị của ma quỷ và tội lỗi.
Ngày Chúa quang lâm thật bất ngờ, không ai biết trước được sẽ xảy đến lúc nào. Vì thế, Chúa dạy phải sẵn sàng tỉnh thức như người đầy tớ khôn ngoan chờ đợi chủ về vào lúc đêm khuya, hoặc như các trinh nữ khôn ngoan chờ đợi chàng rễ đến chậm, như người quản gia trung tín luôn biết chu toàn bổn phận khi chủ vắng nhà. “Hãy cầm đèn cháy sáng trong tay và hãy thắt lưng như người chờ đợi chủ về ”. Hình ảnh Hồng thuỷ và Sôđôma luôn là một cảnh tỉnh con người trong cuộc sống cần biết hướng về ngày thế tận, chứ không phải sống như thể trần gian và hiện tại là tất cả. Cuộc sống hiện tại là một chuẩn bị và xác định cho định mệnh cuối cùng. Chúa Giêsu đã có lần cảnh cáo qua dụ ngôn người giàu khờ dại: “Không phải sự sung túc của cải đời này đảm bảo hạnh phúc đời đời” (Lc 12,15). Thánh Phaolô khuyên: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Hãy loại bỏ mọi hành vi ám muội và mang lấy khí giới ánh sáng để chiến đấu...” (Rm 13,11-14).
4. Chúa vẫn đến mỗi ngày
Ngày Quang Lâm vào lúc thế tận sẽ rất bất ngờ. Sự chuẩn bị sẵn sàng được xác định qua tư cách biết đón Chúa đến mỗi ngày trong cuộc sống hiện tại. Sách Khải huyền viết: “Phúc cho ai chết trong ân nghĩa của Chúa”. Nhưng để chết trong ân nghĩa thì phải biết sống trong ân nghĩa. Chúa đứng ngoài cửa và gõ; ai sẵn lòng mở, Người sẽ vào và dự bàn tiệc với người ấy.
- Chúa đến và đối thoại với ta trong Kinh Thánh. Hãy biết lắng nghe, suy niệm và thực hành Lời Chúa.
- Chúa đến và ở giữa chúng ta trong Thánh Thể bằng tất cả tình yêu tự hiến, và trở nên Bánh hằng sống nuôi dưỡng ta trên bước đường lữ thứ tiến về nhà Cha. Hãy siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ, hãy chiêm ngắm, tôn thờ và sống bí tích Thánh Thể.
- Chúa đến trong anh em: “Sự gì các ngươi làm cho một anh em bé mọn là làm cho chính Ta” (Mt 25,40). Trọn cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu là yêu thương và phục vụ hết tình và hết mình. Người đã rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc ly như mẫu gương của sự phục vụ khiêm tốn và vô vị lợi (Ga 13,14-15). Người đã yêu thương đến tận cùng, đến chết trên thập giá. Hãy sống yêu thương và phục vụ vì đó là lề luật quan trọng nhất và là dấu chỉ của người môn đệ Chúa Giêsu (Ga 13,34-35).
1. Israel mong chờ Đấng Thiên Sai (Messia)
Do-Thái, dân tuyển chọn, lúc ấy đang sống trong thời kỳ bi thảm về chính trị, xã hội lẫn tôn giáo. Phương Bắc đã hoàn toàn bị đế quốc Assyri tiêu diệt (721), Phương Nam, tức đất nước Giuđa, sống dưới sức ép của đế quốc Babylone đang hăm he thôn tính. Xã hội đầy những bất công, áp bức và chèn ép: người giàu cứ phè phỡn hưởng thụ trong khi dân nghèo bị bỏ rơi và khốn khổ. Tôn giáo lỏng lẻo, pha trộn, vụ hình thức. Chính trong thời buổi nhiễu nhương và thất vọng ấy, sấm ngôn Nathan (2S 7,14) về việc Thiên Chúa hứa sẽ bảo đảm cho vương triều Đavít được miên trường khơi dậy trong lòng người nỗi mong chờ một vị Thiên Sai thuộc dòng tộc Đavít xuất hiện để giải cứu và phục hưng đất nước. Ngôn sứ Isaia cổ võ thêm cho sự mong chờ ấy bằng lời sấm đầy tràn hy vọng về đấng Emmanuel: “Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, đặt tên là Emmanuel” (Is 7,14). Vị ngôn sứ còn loan báo một cuộc hành hương vĩ đại vào thời thiên sai: mọi dân nước trên mặt đất sẽ tiến về Giêrusalem, tập trung quanh Israel, để nhận biết và phụng thờ Giavê (Is 2,2-5; x. Mk 4,1-5). Niềm hy vọng vội tan biến khi Israel bị Babylone xâm lăng và bị lưu đày (587). Nếu trước đây Thiên Chúa đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ Ai-Cập, giờ đây Người lại giải thoát họ khỏi cảnh lưu đày để họ được hồi hương tái thiết Đền Thờ và đất nước. Một lần nữa, hy vọng lại dâng cao với sự mong chờ vị Thiên Sai Ngôn sứ mà trước đây Môsê đã từng loan báo (Đnl 18,18). Đấng Thiên Sai Ngôn sứ này là người Tôi trung của Giavê mà Isaia II đã phác hoạ là người được Thiên Chúa tuyển chọn và ban tràn đầy Thần Khí, sẽ phải chịu nhiều đau khổ và chịu chết để cứu độ dân Người. Hy vọng và mong chờ vẫn kéo dài cho đến lúc người ta lại chuyển sang việc mong đợi Con Người, một nhân vật thiên quốc mà Daniel mô tả là Đấng ngồi bên hữu Thiên Chúa, được Thiên Chúa trao cho toàn quyền chung thẩm nhân loại (Dn 7,13-14). Trong từng giai đoạn, Israel lại mong chờ vị Thiên Sai cứu tinh. Niềm hy vọng mong chờ đó đã nâng đỡ dân trong suốt thời kỳ đầy thảm hoạ. Sống là hy vọng và mong chờ. Suốt thời kỳ đầu của Giáo Hội tiên khởi, giữa trăm chiều thử thách, các tín hữu hằng mong chờ ngày Chúa trở lại và tha thiết kêu xin: Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!
2. Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai đã đến hoàn tất niềm mong đợi Cựu Ước
Giữa lúc nhân loại đang chìm sâu trong đêm tối của lầm lạc và tội lỗi, khát mong ơn cứu độ. Khi Israel đang mòn mỏi mong chờ vị Thiên sai đến giải thoát. Một vì sao sáng xé ngang màn đêm. Ánh sáng xuất hiện. Thiên Chúa đã nhập thể đến giữa loài người, mang tên gọi Emmanuel, nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta (Mt 1,23). Loài người khát khao cứu độ, nhưng nhận biết mình hoàn toàn bất lực, chỉ còn biết trông đợi ở Chúa. Con người không thể lên được với Thiên Chúa thì Thiên Chúa lại xuống với con người. Thánh Gioan viết: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Người Con một ấy chính là Ngôi Lời vĩnh cữu đã trở nên người phàm (Ga 1,1.14), sinh bởi một người nữ và sống dưới Lề Luật để cứu những ai đang sống dưới Lề Luật, hầu cho họ được ơn làm nghĩa tử (Gl 4,4-5). Đó là lần thứ nhất Thiên Chúa xuống trong lịch sử mà ta vui mừng tưởng niệm trong ngày lễ Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh sắp đến, hãy chuẩn bị tâm hồn để đón nhận Chúa đến với ta, mang niềm vui, an bình và cứu độ.
3. Hướng về ngày Quang Lâm
Tưởng niệm không phải chỉ là một hoài niệm quá khứ, nhưng căn bản là hiện tại hoá việc Chúa đến hôm nay trong mỗi giây phút cuộc sống và nhất là hướng lòng về ngày Chúa quang lâm khi niên cùng nguyệt tận để phán xét toàn nhân loại. Lúc ấy Người sẽ phân định sự sống đời đời cho những người lành và án phạt muôn đời cho những kẻ dữ là những ai khi sống nơi dương thế đã chối từ Thiên Chúa để đặt mình dưới quyền thống trị của ma quỷ và tội lỗi.
Ngày Chúa quang lâm thật bất ngờ, không ai biết trước được sẽ xảy đến lúc nào. Vì thế, Chúa dạy phải sẵn sàng tỉnh thức như người đầy tớ khôn ngoan chờ đợi chủ về vào lúc đêm khuya, hoặc như các trinh nữ khôn ngoan chờ đợi chàng rễ đến chậm, như người quản gia trung tín luôn biết chu toàn bổn phận khi chủ vắng nhà. “Hãy cầm đèn cháy sáng trong tay và hãy thắt lưng như người chờ đợi chủ về ”. Hình ảnh Hồng thuỷ và Sôđôma luôn là một cảnh tỉnh con người trong cuộc sống cần biết hướng về ngày thế tận, chứ không phải sống như thể trần gian và hiện tại là tất cả. Cuộc sống hiện tại là một chuẩn bị và xác định cho định mệnh cuối cùng. Chúa Giêsu đã có lần cảnh cáo qua dụ ngôn người giàu khờ dại: “Không phải sự sung túc của cải đời này đảm bảo hạnh phúc đời đời” (Lc 12,15). Thánh Phaolô khuyên: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Hãy loại bỏ mọi hành vi ám muội và mang lấy khí giới ánh sáng để chiến đấu...” (Rm 13,11-14).
4. Chúa vẫn đến mỗi ngày
Ngày Quang Lâm vào lúc thế tận sẽ rất bất ngờ. Sự chuẩn bị sẵn sàng được xác định qua tư cách biết đón Chúa đến mỗi ngày trong cuộc sống hiện tại. Sách Khải huyền viết: “Phúc cho ai chết trong ân nghĩa của Chúa”. Nhưng để chết trong ân nghĩa thì phải biết sống trong ân nghĩa. Chúa đứng ngoài cửa và gõ; ai sẵn lòng mở, Người sẽ vào và dự bàn tiệc với người ấy.
- Chúa đến và đối thoại với ta trong Kinh Thánh. Hãy biết lắng nghe, suy niệm và thực hành Lời Chúa.
- Chúa đến và ở giữa chúng ta trong Thánh Thể bằng tất cả tình yêu tự hiến, và trở nên Bánh hằng sống nuôi dưỡng ta trên bước đường lữ thứ tiến về nhà Cha. Hãy siêng năng tham dự thánh lễ và rước lễ, hãy chiêm ngắm, tôn thờ và sống bí tích Thánh Thể.
- Chúa đến trong anh em: “Sự gì các ngươi làm cho một anh em bé mọn là làm cho chính Ta” (Mt 25,40). Trọn cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu là yêu thương và phục vụ hết tình và hết mình. Người đã rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc ly như mẫu gương của sự phục vụ khiêm tốn và vô vị lợi (Ga 13,14-15). Người đã yêu thương đến tận cùng, đến chết trên thập giá. Hãy sống yêu thương và phục vụ vì đó là lề luật quan trọng nhất và là dấu chỉ của người môn đệ Chúa Giêsu (Ga 13,34-35).
Chú giải của Noel Quesson
Một năm phụng vụ mới bắt đầu. Năm nay (A), chúng ta sẽ đọc mỗi Chúa nhật một đoạn Tin Mừng theo Thánh Matthêu. (Năm B là năm Tin Mừng Maccô, và năm C là năm Tin Mừng Luca). Quả thế, thời ông Noê thế nào, thì ngày quang lâm Con Người cũng sẽ như vậy.
Đó là Mùa Vọng.
Ta biết từ này bắt nguồn từ tiếng La-tinh adventum, nghĩa là sự đến, đã đến đấy là từ đầu tiên của sách Tin Mừng này. Một ai đó. Đức Giêsu không giới thiệu mình cho chúng ta như một người của quá khứ, nhưng như một người của tương lai. Người nói về việc người đến, về việc người quang lâm như một biến cố tương lai.
Lễ Giáng sinh sắp đến, đối với chúng ta không phả là một cách làm giả bộ, như chúng ta vui sướng chờ một người đã đến và chúng ta nhớ nhung gợi lại một câu chuyện lạ lùng xưa. Đức Giêsu đã nói với chúng ta Người sắp đến; thời ông Noê thế nào, thì ngày quang lâm Con Người cũng sẽ như vậy.
Này đây Chúa đến! Ta hãy để cho Chúa đi qua! Mỗi buổi sáng Thiên Chúa đều mới mẻ. Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, cho mãi đến ngày ông No-ê vào tàu.
Những đầu óc nông cạn có lẽ sẽ nói: tại sao lại phải tìm quá xa và đi ngược mãi lên đến thời hồng thủy và Tàu No-ê. Người ta phải làm chi đây? Này! Đức Giêsu, chính Người đang nghĩ ta đang ở "vào thời No-ê". Và Người mô tả về điều người ta lo lắng. Đó chính là bức tranh của xã hội ta đương. đại: làm việc, ăn uống, dựng vợ, gả chồng. Tất cả những chuyện đó, chẳng có gì tự nhiên hơn!
Trong sách Sáng Thế (16,5-13), cơn hồng thủy được trình bày như một hình phạt cái tội vô luân của con người thời đó; "Đức Chúa thấy rằng con người quá gian ác trên mặt đất, và lòng họ chỉ toan tính những ý đồ xấu xa suốt ngày". Truyền thống thượng tế khi kéo dài và bi kịch hóa mạc khải Kinh Thánh, đã nghiêm khắc mô tả "sự sa đọa nhục dục của những người đương thời No-ê kéo theo hỗn loạn sang lãnh vực phong tục... và cuối cùng đi tới hủy hoại về đạo lý và xã hội đến nỗi loài người tự hủy diệt chính mình mà không còn hy vọng sống xót…” (chú giải về sách Sáng Thế của Rachi).
Đức Giêsu, trái lại, tuyệt đối không hề nói gì về nạn vô luân. Người không trách móc những người đương thời No-ê, đó chỉ là những đàn ông và đàn bà đang hít thở niềm vui của cuộc sống! Người không trách họ về sự sa đọa của họ. Cuối cùng thì họ chẳng làm chuyện chi xấu xa cả: họ chú tâm đến những nhu cầu hoàn toàn bình thường của cuộc sống, chẳng có một hậu ý gì.
Thế thì họ quấy quá ở chỗ nào? Đức Giêsu có thể trách móc họ điều gì nào?
Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy tới cuốn đi hết thảy.
Họ không bị khiển trách vì phóng đãng mà cũng chẳng phải vì tội lỗi. Chính vì họ “không biết sớ hãi gì cả!” không lo đến chuyện chính yếu... không có một nhận thức đúng đắn về thực tại…
Họ có vẻ tin là họ bất tử! Mắt họ bị bịt không thấy thân phận con người của mình. Họ phải chịu cái chết "nuốt trôi” để rồi, trong phút chốc, họ khám phá thấy rằng họ không phải là “những thần linh” và nếu muốn sống thì họ cần đến Chúa! Chúng ta luôn luôn ở vào "những ngày thời No-ê!".
Loài người hôm nay, cũng thế, họ như bị đánh thuốc mê. Tiến bộ vật chất chính nó có xu hướng ru ngủ chúng ta. Người ta tin thế gian này vững vàng, chỗ người ta đã quen sống, cho đến ngày đến lúc chợt tỉnh ngộ, thì còn tàn bạo hơn cả trước kia người ta đã vô ý thức quá về mối nguy hiểm. Có một cảnh tượng hiện đại của cận đại hồng thủy; đấy là cuộc lạm phát tiền tệ quốc tế nhận chìm hết mọi nền kinh tế, đấy làm sự tăng giá đột ngột như một cơn són triều của dầu khí và những nguyên liệu thiết yếu nhất, đấy là một căn bệnh không tiên đoán được, đấy là một ta nạn … Và tất cả mọi thứ an toàn của chúng ta đều bị cuốn trôi hết!
Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.
Lần thứ hai, Đức Giêsu dùng đến từ "quang lâm" “parousia" trong tiếng Hy Lạp. Thực sự, từ này có nghĩa là sự "hiện diện", "đã đến": Có mặt ở đấy! Xưa người ta dùng từ ấy, trong thế giới Hy-La để chỉ "những cuộc đi thăm chính thức của các hoàng đế".
Chúng ta có xu hướng hơi thái quá đem áp dụng nghĩa “parousia" cho Ngày Tận Cùng Các Thời Đại, khi nghĩ rằng ta có những cơ may là không trông thấy ngày tận thế. Đúng là cách ta đánh giá sai lầm về các sự vật mà Đức Giêsu muốn chúng ta cảnh giác: Thực sự, Đức Giêsu nói với chúng ta rằng Người đến "thăm chính thức” chúng ta trong lúc ta bận rộn những chuyện thường ngày nhất, tại nơi ta làm việc tại nhà ta, ở nới ta ăn uống, trong các quan hệ giữa đàn ông và đàn bà của ta. Lúc lào ta cũng phải sẵn sàng cho Đức Giêsu "ngự đến", "đến cuối cùng", ' có mặt ở đó".
Bấy giờ hai người đàn ông đang làm nương, thì một người được đem đi! một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại...
Đó là cuộc sống hằng ngày.
Chính trong những lúc bận rộn rất thường ngày của chúng ta mà Đức Giêsu đến, giữa lúc người nông dân đang làm, người nội trợ đang làm... và ta có thể thêm, nơi văn phòng, ngoại phố, lúc ta đang lái ôtô.
Vậy anh em hãy canh thức, bởi vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến.
Đức Giêsu khuyên chúng ta phải "tỉnh thức": Hãy canh thức! Hãy chuẩn bị cho tương lai chúng ta. Bởi lẽ Chúa "đến", Chúa "có mặt" mọi ngày. Đức Giêsu "đến” tạo ra một cách thế riêng của người ở chỗ mà người ta không thấy có gì khác nhau, bởi lẽ không có gì phân biệt giữa hai người này đang cùng làm ruộng, hai người đàn bà cùng kéo cối xay này. Chỉ có chính Chúa mới thấy cái khác nhau: Một người thì sắn sàng, người kia thì không! Bấy giờ một người được ở với Chúa, ở trong ánh sáng còn người kia không được ở với Chúa, phải ở trong tối tăm. Hiển nhiên là không có vấn đề độc đoán.
Toàn bộ Kinh Thánh nhắc lại rằng Thiên Chúa "cứu độ". Và nếu ta hiểu rõ đoạn nói về nạn hồng thủy, thì phải thấy ở đó có một “hành vi cứu thoát”: Khi con người bấy giờ đang đi tới đại họa, thì mọi chuyện đi theo chiều hướng ngược lại khi Thiên Chúa can thiệp, để làm cho một nhân loại mới xuất hiện. No-ê, chính là người được Thiên Chúa “cứu độ”.
Nhưng, hãy chú ý, tàu đã sắn sàng, hôm nay, cho nạn hồng thủy của bạn. Đức Kitô Đấng Cứu Độ, đã vào trong biển nước chết chóc, lôi kéo thêm người vào Giáo Hội, trên thuyền của Người, tất cả những ai theo Người. Và khi vào thời No-ê theo nguyên văn Kinh Thánh, loài người đầu tiên thực sự đã biến mất trọn vẹn, thì Đức Giêsu, nói đến 50% những người được cứu độ... một trên hai.. năm trinh nữ khôn ngoan, khác với năm trinh nữ dại khờ (Mt 25,12). Và hiển nhiên chúng ta biết rằng đó không phải là những phần trăm theo toán học.
Không hề muốn nói đến một bầu không khí sợ hãi, Đức Giêsu lôi những người “đang đứng", những người "canh thức", những người "đang rình". Cái "liều lĩnh" trong cuộc sống kinh tế, xã hội, gia đình, mời gọi ta thấy trước, lo chuẩn bị tỉ mỉ. Ong chủ doanh nghiệp đang "thiêm thiếp ngủ” sẽ kết án chính cái doanh nghiệp của mình. Chàng trai trẻ không lo chuẩn bị tái lai của mình, thì chính mình sẽ chịu trách nhiệm làm hỏng cuộc đời mình, giống hệt như nhau. Người đàn ông hay đàn bà không bao giờ nghĩ đến Chúa sẽ làm hỏng cuộc "viếng thăm" của Người.
Vậy anh em hãy canh thức, bởi vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hay biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức...
Đừng làm cho cuộc đời mình cứ ngủ! Hãy tỉnh thức! Sinh vật nào thức tỉnh, con vật đang săn mồi, cuối cùng chính là thứ "được sống". Tỉnh thức không hề có nghĩa là "tích lũy cho nhiều hệ thống an ninh", "chắn rào chung quanh nhà để tránh cướp": Không! Tỉnh thức, chính là “sắn sàng" để đối phó, chính là "được vận động liên tục” để hành động:.. Tỉnh thức, chính là trái nghịch với "để buông trôi", lo lắng, bất cần. Không nên nói "giá mà tôi đã biết trước" vì đã quá muộn rồi, bởi lẽ chúng ta đã được cảnh báo trước rồi.
Nếu chủ: nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến... Hẳn ông đã thức không để nó khoét vách nhà mình đâu.
Trong tâm trí chúng ta, hiển nhiên hình ảnh của “người kẻ trộm" gắn liền với sợ hãi. Chắc chắn ta có thể đọc một bài khác về hình ảnh này. Thế thì theo Đức Giêsu, kẻ trộm đến làm gì? Nó "khoét vách nhà" anh" ta đến mở cái gì đang bị đóng lại, bỗng nhiên ta khám phá một ý nghĩa tượng trưng kỳ diệu; qua những lời lẽ chân thực củ dụ ngôn: Chúa luôn luôn:đến "để mở" thế gian cứ đóng không cho Người vào. Khi Người đến cửa nhà chúng ta, Chúa sẽ vào nhà ai tỉnh thức để mở cho người! Nhưng ai để cho mình phải bất ngờ …coi chừng! Cửa không phải lúc nào cũng mở luôn luôn đâu. Chúng ta có lỡ không để chúng ta ngỏ vào thế giới của Thiên Chúa không?
Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.
Người Kitô hữu sẽ được giải thoát khỏi cái ngày..luôn luôn sắn sàng. Vâng! Con Người đến bất cứ lúc nào trong đời. Người đến thường xuyên, đơn giản đến độ có vẻ như luôn luôn không ngờ đến.
Ta có tin vào điều mạc khải này của Chúa không?
Đó là Mùa Vọng.
Ta biết từ này bắt nguồn từ tiếng La-tinh adventum, nghĩa là sự đến, đã đến đấy là từ đầu tiên của sách Tin Mừng này. Một ai đó. Đức Giêsu không giới thiệu mình cho chúng ta như một người của quá khứ, nhưng như một người của tương lai. Người nói về việc người đến, về việc người quang lâm như một biến cố tương lai.
Lễ Giáng sinh sắp đến, đối với chúng ta không phả là một cách làm giả bộ, như chúng ta vui sướng chờ một người đã đến và chúng ta nhớ nhung gợi lại một câu chuyện lạ lùng xưa. Đức Giêsu đã nói với chúng ta Người sắp đến; thời ông Noê thế nào, thì ngày quang lâm Con Người cũng sẽ như vậy.
Này đây Chúa đến! Ta hãy để cho Chúa đi qua! Mỗi buổi sáng Thiên Chúa đều mới mẻ. Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, cho mãi đến ngày ông No-ê vào tàu.
Những đầu óc nông cạn có lẽ sẽ nói: tại sao lại phải tìm quá xa và đi ngược mãi lên đến thời hồng thủy và Tàu No-ê. Người ta phải làm chi đây? Này! Đức Giêsu, chính Người đang nghĩ ta đang ở "vào thời No-ê". Và Người mô tả về điều người ta lo lắng. Đó chính là bức tranh của xã hội ta đương. đại: làm việc, ăn uống, dựng vợ, gả chồng. Tất cả những chuyện đó, chẳng có gì tự nhiên hơn!
Trong sách Sáng Thế (16,5-13), cơn hồng thủy được trình bày như một hình phạt cái tội vô luân của con người thời đó; "Đức Chúa thấy rằng con người quá gian ác trên mặt đất, và lòng họ chỉ toan tính những ý đồ xấu xa suốt ngày". Truyền thống thượng tế khi kéo dài và bi kịch hóa mạc khải Kinh Thánh, đã nghiêm khắc mô tả "sự sa đọa nhục dục của những người đương thời No-ê kéo theo hỗn loạn sang lãnh vực phong tục... và cuối cùng đi tới hủy hoại về đạo lý và xã hội đến nỗi loài người tự hủy diệt chính mình mà không còn hy vọng sống xót…” (chú giải về sách Sáng Thế của Rachi).
Đức Giêsu, trái lại, tuyệt đối không hề nói gì về nạn vô luân. Người không trách móc những người đương thời No-ê, đó chỉ là những đàn ông và đàn bà đang hít thở niềm vui của cuộc sống! Người không trách họ về sự sa đọa của họ. Cuối cùng thì họ chẳng làm chuyện chi xấu xa cả: họ chú tâm đến những nhu cầu hoàn toàn bình thường của cuộc sống, chẳng có một hậu ý gì.
Thế thì họ quấy quá ở chỗ nào? Đức Giêsu có thể trách móc họ điều gì nào?
Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy tới cuốn đi hết thảy.
Họ không bị khiển trách vì phóng đãng mà cũng chẳng phải vì tội lỗi. Chính vì họ “không biết sớ hãi gì cả!” không lo đến chuyện chính yếu... không có một nhận thức đúng đắn về thực tại…
Họ có vẻ tin là họ bất tử! Mắt họ bị bịt không thấy thân phận con người của mình. Họ phải chịu cái chết "nuốt trôi” để rồi, trong phút chốc, họ khám phá thấy rằng họ không phải là “những thần linh” và nếu muốn sống thì họ cần đến Chúa! Chúng ta luôn luôn ở vào "những ngày thời No-ê!".
Loài người hôm nay, cũng thế, họ như bị đánh thuốc mê. Tiến bộ vật chất chính nó có xu hướng ru ngủ chúng ta. Người ta tin thế gian này vững vàng, chỗ người ta đã quen sống, cho đến ngày đến lúc chợt tỉnh ngộ, thì còn tàn bạo hơn cả trước kia người ta đã vô ý thức quá về mối nguy hiểm. Có một cảnh tượng hiện đại của cận đại hồng thủy; đấy là cuộc lạm phát tiền tệ quốc tế nhận chìm hết mọi nền kinh tế, đấy làm sự tăng giá đột ngột như một cơn són triều của dầu khí và những nguyên liệu thiết yếu nhất, đấy là một căn bệnh không tiên đoán được, đấy là một ta nạn … Và tất cả mọi thứ an toàn của chúng ta đều bị cuốn trôi hết!
Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy.
Lần thứ hai, Đức Giêsu dùng đến từ "quang lâm" “parousia" trong tiếng Hy Lạp. Thực sự, từ này có nghĩa là sự "hiện diện", "đã đến": Có mặt ở đấy! Xưa người ta dùng từ ấy, trong thế giới Hy-La để chỉ "những cuộc đi thăm chính thức của các hoàng đế".
Chúng ta có xu hướng hơi thái quá đem áp dụng nghĩa “parousia" cho Ngày Tận Cùng Các Thời Đại, khi nghĩ rằng ta có những cơ may là không trông thấy ngày tận thế. Đúng là cách ta đánh giá sai lầm về các sự vật mà Đức Giêsu muốn chúng ta cảnh giác: Thực sự, Đức Giêsu nói với chúng ta rằng Người đến "thăm chính thức” chúng ta trong lúc ta bận rộn những chuyện thường ngày nhất, tại nơi ta làm việc tại nhà ta, ở nới ta ăn uống, trong các quan hệ giữa đàn ông và đàn bà của ta. Lúc lào ta cũng phải sẵn sàng cho Đức Giêsu "ngự đến", "đến cuối cùng", ' có mặt ở đó".
Bấy giờ hai người đàn ông đang làm nương, thì một người được đem đi! một người bị bỏ lại; hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại...
Đó là cuộc sống hằng ngày.
Chính trong những lúc bận rộn rất thường ngày của chúng ta mà Đức Giêsu đến, giữa lúc người nông dân đang làm, người nội trợ đang làm... và ta có thể thêm, nơi văn phòng, ngoại phố, lúc ta đang lái ôtô.
Vậy anh em hãy canh thức, bởi vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến.
Đức Giêsu khuyên chúng ta phải "tỉnh thức": Hãy canh thức! Hãy chuẩn bị cho tương lai chúng ta. Bởi lẽ Chúa "đến", Chúa "có mặt" mọi ngày. Đức Giêsu "đến” tạo ra một cách thế riêng của người ở chỗ mà người ta không thấy có gì khác nhau, bởi lẽ không có gì phân biệt giữa hai người này đang cùng làm ruộng, hai người đàn bà cùng kéo cối xay này. Chỉ có chính Chúa mới thấy cái khác nhau: Một người thì sắn sàng, người kia thì không! Bấy giờ một người được ở với Chúa, ở trong ánh sáng còn người kia không được ở với Chúa, phải ở trong tối tăm. Hiển nhiên là không có vấn đề độc đoán.
Toàn bộ Kinh Thánh nhắc lại rằng Thiên Chúa "cứu độ". Và nếu ta hiểu rõ đoạn nói về nạn hồng thủy, thì phải thấy ở đó có một “hành vi cứu thoát”: Khi con người bấy giờ đang đi tới đại họa, thì mọi chuyện đi theo chiều hướng ngược lại khi Thiên Chúa can thiệp, để làm cho một nhân loại mới xuất hiện. No-ê, chính là người được Thiên Chúa “cứu độ”.
Nhưng, hãy chú ý, tàu đã sắn sàng, hôm nay, cho nạn hồng thủy của bạn. Đức Kitô Đấng Cứu Độ, đã vào trong biển nước chết chóc, lôi kéo thêm người vào Giáo Hội, trên thuyền của Người, tất cả những ai theo Người. Và khi vào thời No-ê theo nguyên văn Kinh Thánh, loài người đầu tiên thực sự đã biến mất trọn vẹn, thì Đức Giêsu, nói đến 50% những người được cứu độ... một trên hai.. năm trinh nữ khôn ngoan, khác với năm trinh nữ dại khờ (Mt 25,12). Và hiển nhiên chúng ta biết rằng đó không phải là những phần trăm theo toán học.
Không hề muốn nói đến một bầu không khí sợ hãi, Đức Giêsu lôi những người “đang đứng", những người "canh thức", những người "đang rình". Cái "liều lĩnh" trong cuộc sống kinh tế, xã hội, gia đình, mời gọi ta thấy trước, lo chuẩn bị tỉ mỉ. Ong chủ doanh nghiệp đang "thiêm thiếp ngủ” sẽ kết án chính cái doanh nghiệp của mình. Chàng trai trẻ không lo chuẩn bị tái lai của mình, thì chính mình sẽ chịu trách nhiệm làm hỏng cuộc đời mình, giống hệt như nhau. Người đàn ông hay đàn bà không bao giờ nghĩ đến Chúa sẽ làm hỏng cuộc "viếng thăm" của Người.
Vậy anh em hãy canh thức, bởi vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hay biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức...
Đừng làm cho cuộc đời mình cứ ngủ! Hãy tỉnh thức! Sinh vật nào thức tỉnh, con vật đang săn mồi, cuối cùng chính là thứ "được sống". Tỉnh thức không hề có nghĩa là "tích lũy cho nhiều hệ thống an ninh", "chắn rào chung quanh nhà để tránh cướp": Không! Tỉnh thức, chính là “sắn sàng" để đối phó, chính là "được vận động liên tục” để hành động:.. Tỉnh thức, chính là trái nghịch với "để buông trôi", lo lắng, bất cần. Không nên nói "giá mà tôi đã biết trước" vì đã quá muộn rồi, bởi lẽ chúng ta đã được cảnh báo trước rồi.
Nếu chủ: nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến... Hẳn ông đã thức không để nó khoét vách nhà mình đâu.
Trong tâm trí chúng ta, hiển nhiên hình ảnh của “người kẻ trộm" gắn liền với sợ hãi. Chắc chắn ta có thể đọc một bài khác về hình ảnh này. Thế thì theo Đức Giêsu, kẻ trộm đến làm gì? Nó "khoét vách nhà" anh" ta đến mở cái gì đang bị đóng lại, bỗng nhiên ta khám phá một ý nghĩa tượng trưng kỳ diệu; qua những lời lẽ chân thực củ dụ ngôn: Chúa luôn luôn:đến "để mở" thế gian cứ đóng không cho Người vào. Khi Người đến cửa nhà chúng ta, Chúa sẽ vào nhà ai tỉnh thức để mở cho người! Nhưng ai để cho mình phải bất ngờ …coi chừng! Cửa không phải lúc nào cũng mở luôn luôn đâu. Chúng ta có lỡ không để chúng ta ngỏ vào thế giới của Thiên Chúa không?
Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.
Người Kitô hữu sẽ được giải thoát khỏi cái ngày..luôn luôn sắn sàng. Vâng! Con Người đến bất cứ lúc nào trong đời. Người đến thường xuyên, đơn giản đến độ có vẻ như luôn luôn không ngờ đến.
Ta có tin vào điều mạc khải này của Chúa không?
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét